Phương pháp mài chỉnh vành chặn chữ C- Ổ đỡ có mặt gương liền với giá treo

I. Đặt vấn đề

         

2 nửa Vành chặn chữ C- Ổ đỡ

Đối với kết cấu ổ đỡ có mặt gương liền với giá treo sử dụng vành C để khóa hãm. Việc căn chỉnh độ vuông góc mặt gương sẽ phải thực hiện công việc mài chỉnh vành C bằng thép. So với việc mài chỉnh bằng phíp đệm của kết cấu mặt gương tách rời có những điểm đáng chú ý sau. 

Ảnh: Kết cấu Ổ đỡ có mặt gương liền giá treo

II. Những điểm cần chú ý:

1. Mài sơ bộ trên máy mài chuyên dụng.

Vành C có cấu tạo bằng thép nên việc mài chỉnh khó khăn hơn so với việc mài phíp nên trước đó cần quay máy, tính toán độ dày nêm cần mài đi. Nếu lượng dư quá lớn ( trên 0.1mm) cần phải mài bớt trên máy mài chuyên dụng, sau đó mới đến bước mài chỉnh tinh bằng tay ( lượng mài từ 0.04-0.05mm trở xuống).

Vành C được gá trên bàn từ máy mài chuyên dụng

2. Mài chỉnh tinh bằng tay.

Mài chỉnh tinh vành C

Lắp vành C  sau khi mài sơ bộ trên máy chuyên dụng vào tổ máy, quay máy, lấy số liệu độ đảo, mài chỉnh tinh bằng tay từng lượng nhỏ cho đến khi Mặt gương đạt giá trị độ vuông góc cho phép.

Qua trình mài cần tuân thủ tuyệt đối mài lượng dư theo bậc từ nhỏ đến lớn. Tránh hiện tượng chỉ mài nguyên mép ngoài, khi đó vành C sẽ bị bập bênh, tiếp xúc chịu lực sẽ không đều, không đạt được giá trị vuông góc mong muốn

3. Lắp đặt vành C đúng kỹ thuật.

Lắp vành C vào tổ máy

Quá trình lắp vành C cần phải kích máy, đẩy giá treo xuống dưới. Đảm bảo phương pháp lắp lỏng, tránh hiện tượng bị cày xước làm mất độ chính xác. 

Khi vành C được lắp vào đúng vị trí tiến hành hạ kích. Đây là bước cực kỳ quan trọng. Phải hạ kích thật nhanh và đều cả 2 hướng. Nếu không giá treo mặt gương sẽ bị kênh, tiếp xúc không đều với vành C và ngõng trục. Từ đó dẫn đến sai số rất lớn khi căn chỉnh.

  • 30/12/2019 04:27
  • Quách Quang Tuấn